Trên cơ sở thống nhất với Bộ Y tế, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị phát triển ứng dụng làm việc với đầu mối của Bộ Y tế để xác định các yêu cầu nghiệp vụ. Hiện chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng.
Theo đó, sắp tới khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”.
Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin.
Việc bổ sung chức năng chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng sai, thiếu dữ liệu tiêm chủng
Trên cơ sở nội dung kết luận đã được Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT, Công an thống nhất tại hội nghị trực tuyến ngày 16/10, các Bộ đã liên tục có hướng dẫn các địa phương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xác minh, chuẩn hóa thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh việc hướng dẫn người dân cung cấp, cập nhật thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đến nay Bộ Y tế đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương 3 quy trình để thực hiện đồng bộ, xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết hợp với làm sạch dữ liệu tiêm chủng.
Các quy trình đã được Bộ Y tế lần lượt hướng dẫn gồm có: Quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Với Bộ TT&TT, cũng để khắc phục tình trạng sai, thiếu dữ liệu tiêm chủng, qua nhiều kênh thông tin, Bộ TT&TT đã liên tục tổ chức truyền thông đến người dân về việc họ có quyền gửi phản ánh trực tiếp đến các cơ sở tiêm nếu phát hiện dữ liệu tiêm chủng không đúng hay chưa đủ; cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm xử lý thông tin người dân phản ánh.
Người dân có thể gửi phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng khi phát hiện ra dữ liệu tiêm của mình không đúng hay chưa đủ. |
Hiện tại, ngoài phản ánh thông tin về các mũi tiêm của mình trên ứng dụng PC-Covid, người dân cũng có thể phản ánh thông tin qua chức năng “Phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19” trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, cụ thể là trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân.
Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân.
Thống nhất dùng chung ứng dụng PC-Covid phòng chống dịch![]() |
UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý vi phạm của Công ty Phi Long tại dự án ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. |
Đồng thời, UBND Thành phố giao huyện Bình Chánh tổ chức cho người dân mua đất của Công ty Phi Long kê khai, để nắm thông tin về việc tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty Phi Long, có cơ sở tham mưu trình thành phố giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người dân mua đất tại dự án này.
Để xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án, UBND Thành phố giao Sở TN&MT trao đổi với Công an Thành phố trong 10 ngày làm việc, để có cơ sở tham mưu, đề xuất xử lý trình UBND Thành phố thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo quy định pháp luật.
Trước đó, cuối tháng 1/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đang thụ lý đơn của 3 doanh nghiệp và tập thể tố cáo Công ty Phi Long có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền tại 4 dự án ở huyện Bình Chánh.
Các dự án này là: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 và dự án Khu dân cư Hải Yến thuộc xã Bình Hưng. Dự án Khu dân cư Huy Hoàng và dự án Khu dân cư Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú.
Quá trình điều tra bước đầu, Công an TP.HCM xác định ông Phạm Xuân long (SN 1959, ngụ phường 6, quận Gò Vấp) là chủ sở hữu 4 dự án nói trên. Tuy nhiên do ông này không có mặt tại địa chỉ thường trú nên Cơ quan CSĐT ra thông báo truy tìm để làm rõ các nội dung tổ chức, cá nhân tố cáo.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã chấp thuận chủ trương lập Đồ án quy hoạch phân khu (điều chỉnh quy hoạch chi tiết) tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Phong Phú 2 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) với diện tích khoảng 147ha. Phó Chủ tịch UBND Thành phố giao UBND huyện Bình Chánh tổ chức lập và trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 tại khu vực nói trên theo quy định. |
- Nhằm cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý và sai phạm tại các dự án nhà ở cho người dân trên địa bàn được biết, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, UBND các quận huyện công khai thông tin.
" alt=""/>TP.HCM chỉ đạo xử lý vụ lừa bán đất nền vùng ven của Công ty Phi Long